Phạt quá tải trọng là một trong những lỗi phổ biến nhất và có mức phạt tiền rất nặng. Mức phạt cụ thể cho từng trường trường hợp sẽ như thế nào?

Đối với xe tải lưu thông tại Việt Nam thì việc chở quá tải trọng là điều rất thường xuyên gặp phải bởi lý do nhiều năm trước đây luật Giao thông đường bộ không xiết chặt việc quản lý tải trọng của xe nên việc chở quá tải trọng thiết kế vượt quá 2-3 lần rất dễ bắt gặp. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, việc thắt chặt quy định tải trọng của xe đã khiến không ít doanh nghiệp vận tải bối rối và không thích ứng kịp với sự thay đổi này khiến cho họ phải nhận những mức phạt quá tải trọng rất nặng mà chính xe không biết hoặc cập nhật thông tin thường xuyên. Bài viết này sẽ đưa ra thông tin chi tiết để bạn đọc cùng tham khảo.

phat-qua-tai-trong

Xe tải thường xuyên mắc lỗi vượt quá tải trọng cho phép

Mức phạt xe quá tải mới nhất cập nhật năm 2022

Tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, chỉ quy định còn 3 mức xử lý với mức phạt tương ứng như sau:

– Quá tải 10-20%: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng;

– Quá tải 20-50%: Phạt tiền từ 13.000.000 đến 15.000.000 đồng;

– Quá tải trên 50%: Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng.

Bạn có thể theo dõi tại bảng thông tin sau để dễ theo dõi (Đây là mức phạt cho người điều xe nhé)

Điều 33 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vượt trọng tải như sau:

“Điều 33. Xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách)

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định trong Giấy phép lưu hành, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4 Điều này.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 10% đến 20%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành;

b) Điều khiển xe bánh xích tham gia giao thông không có Giấy phép lưu hành hoặc có Giấy phép lưu hành nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định hoặc lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;

c) Điều khiển xe vượt quá khổ giới hạn của cầu, đường hoặc chở hàng vượt khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 20% đến 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

b) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành;

c) Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng đi không đúng tuyến đường quy định trong Giấy phép lưu hành.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng;

b) Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe khi có tín hiệu, hiệu lệnh yêu cầu kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn xe; chuyển tải hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn tránh việc phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 5 Điều này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng.

7. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này nếu gây hư hại cầu, đường còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”.

 

Ngoài ra, khi xe tải của bạn vượt quá tải trọng cho phép thì không chỉ người điều khiển xe mà chủ xe cũng bị xử phạt, nếu bạn vừa là chủ phương tiện, đồng thời là người điều khiển xe thì bạn sẽ bị xử phạt với mức phạt đối với chủ phương tiện kèm theo hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tùy theo mức khung vi phạm tải trọng.

 

Khi nào cảnh sát giao thông được quyền dừng xe kiểm tra

Nhiều anh em tài xế thường xuyên bị cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông dừng xe để kiểm tra hành chính và yêu cầu xuất trình giấy tờ, làm thế nào để biết họ làm thế là đúng hay sai, bạn hãy đọc kỹ thông tin dưới đây, chúng ta làm việc tuân thủ pháp luật nên các bác cứ theo luật pháp mà làm nhé.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông thì việc cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong các trường hợp sau:

Cũng có một vài trường hợp CSGT làm việc theo chương trình tăng cường tuần tra, kiểm soát trên toàn quốc không nằm trong quy định trên, vì vậy các bạn cũng cần cập nhật thông tin thường xuyên để biết chắc là mình làm đúng nhé.

Như vậy chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin mới nhất về mức xử phạt xe quá tải 2019. Căn cứ vào những điều luật trên nếu xe của bạn chở vượt quá tải trọng dưới 10% thì sẽ không bị phạt nhé, nhưng để an toàn bạn nên chọn một sản phẩm xe tải vừa có tải trọng lớn vừa có kích thước thùng đủ dài, nếu anh em nào thường xuyên sử dụng xe tải 2 chân thì có thể xem xét xe tải 9 tấn Chenglong nhập khẩu thùng dài 8m như một lựa chọn xứng đáng trong tình hình tải trọng xe đang còn những sự mập mờ như hiện nay!

xe-tai-thung-9-tan

Xem sản phẩm xe tải Chenglong Tại Đây: https://xetrungquoc.vn/xe-tai-9-tan-chenglong.html

Xem thêm >>>>>>> Quy định tốc độ xe ô tô mới nhất

Cách tính tải trọng hàng hóa khi ở trạm cân

(Công thức này được lập trình sẵn trong phần mềm tính toán tải trọng xe quá tải tại các trạm KTTTX đạt chuẩn).

Khi xe bạn được cân tại các trạm KTTTX đạt chuẩn thì đây không phải là vấn đề bạn cần quan tâm. Bởi vì cân sẽ được kết nối với máy tính có cài sẵn phần mềm tính toán quá tải, phần mềm sẽ tự tính toán và in ra phiếu cân chuẩn với các Kết luận đo lường.

Nhưng khi bạn bị mấy chú CSGT dẫn vào mấy trạm cân đồng nát thì đó lại là vấn đề, bởi vì mấy chú CSGT không hề có chút hiểu biết gì về quá tải và cách tính ra sao. Toàn tính toán kiểu tấu hài, nhố nhăng.

Hình bên dưới là 1 phiếu cân chuẩn, cân tại trạm KTTTX của CSGT. Mình sẽ dùng nó để dạy các bạn cách tính quá tải. Các bạn chịu khó vừa đọc vừa tra xem các thông số đó nằm ở đâu trong Phiếu cân nhé. Các thông số quan trọng dùng để tính toán trong các bước sau thì mình sẽ đóng ngoặc vuông [.] vào nó.

*/ Các thông số đăng kiểm của xe:

– Khối lượng bản thân xe: 10.120kg.

– Số người cho phép chở: 2 x 65kg = 130kg.

– Khối lượng HHCC cho phép TGGT: 9.950kg.

-> Khối lượng toàn bộ CP TGGT: 10.120 + 130 + 9.950 = [20.200kg].

*/ Các thông số cân được.

Cân xe là cân “Khối lượng thực tế” của cả “Xe, Người và Hàng hoá” có trên xe khi TGGT. Nghĩa là khi dừng xe để cân, trên xe đang chở thực tế bao nhiêu người và hàng hoá thì phải ở yên trên xe để cân.

Xe gồm 3 trục đơn. Khối lượng từng trục cân được là:

– Trục đơn 1: 5790kg.

– Trục đơn 2: 4370kg.

– Trục đơn 3: 12340kg.

-> Tổng: 5790 + 4370 + 12340 = [22.500kg].

*/ Bắt đầu tính toán. Lần lượt tính theo các bước như sau:

– Bước 1: Khấu trừ sai số của cân.

Các thông số cân được không bao giờ được áp ngay vào tính toán quá tải. Trước tiên là phải trừ đi sai số của cân.

Sai số của cân thường nằm trong khoảng 3-5%, cái này xem trong Giấy chứng nhận kiểm định của cân. Với phiếu cân trong hình thì sai số của cân là 3%.

Phần sai số của cân: 22500 x 3% = 675kg.

Khối lượng toàn bộ của xe sau khi trừ sai số:

22.500 – 675 = [21.825kg].

“Khối lượng cân được” sau khi trừ “Sai số của cân” được coi là “Khối lượng thực tế” của xe. Thông số này sẽ được dùng trong các bước tính toán tiếp theo.

– Bước 2: Tính “Khối lượng quá tải”.

“Khối lượng quá tải” là phần vượt quá của “Khối lượng thực tế” tính ở Bước 1 so với “Khối lượng toàn bộ CP TGGT” ghi trong đăng kiểm.

21.825 – 20.200 = [1.625kg].

– Bước 3: Tính ”Phần trăm quá tải hàng hoá”.

Lấy “Khối lượng quá tải” tính được ở Bước 2 chia cho “Khối lượng HHCC cho phép TGGT” ghi trong đăng kiểm rồi nhân 100%.

( 1.625 : 9.950 ) x 100% = [16,3%].

* Khi tính phần trăm quá tải hàng hoá bằng cách thủ công thì phải thực hiện đúng, đủ và lần lượt theo các bước như trên. Mọi cách tính khác ngoài cách tính trên đều là tính toán kiểu “láo nháo pháo ăn xe” và thường được sáng tác ra tại các trạm cân đồng nát.

Đăng bởi Admin