Xe tải thùng lửng dùng để chở các loại vật liệu dạng tấm hoặc khối lớn như xe chở kính, xe chở đá granit, chở các loại sắt thép.

Xe tải thùng có rất nhiều phân khúc đa dạng, chính yếu có thể kể đến xe tải thùng mui bạt, xe tải thùng kín, xe tải thùng chuyên dụng, xe tải thùng cánh dơi, xe tải thùng lửng. Các loại xe tải thùng mui bạt chúng tôi đã phân tích rất kỹ từ những bài viết trước, bài viết này sẽ tập trung mô tả về loại xe tải thùng dù ít được quan tâm và không phổ biến nhiều trên thị trường nhưng vẫn là một sản phẩm rất đáng chú ý.

Khi nào nên sử dụng xe tải thùng lửng?

Có cấu hình tương tự như các loại xe tải thùng khác, từ khung cabin, hộp số, động cơ, khung chassi cho các các chi tiết thuộc phạm vi của các xe ô tô nhập khẩu dạng CBU hoặc xe lắp ráp trong nước dạng CKD, xe tải thùng lửng chỉ khác duy nhất bộ phận có mặt ngay trong tên gọi của nó: thùng lửng.

xe-tai-thung-lung

Xe thùng lửng Auman C160

Vậy khi nào chúng ta sử dụng xe thùng lửng? Khi bạn cần vận chuyển vật liệu dạng khối, tấm lớn mà không thể dùng sức người, bốc vác hoặc di chuyển bằng xe nân tay, hay các loại hình vận chuyển khác như kính tấm lớn, thép cuộn với khối lượng trung bình lên đến vài tấn trên một đơn vị hàng hóa, lúc đó bạn sẽ phải dùng đến cẩu tự hành để bốc xếp hàng hóa, dùng cầu trục có sẵn trong nhà xưởng hay cần trục ngoài khu vực sản xuất. Chỉ có những thiết bị cơ khí hạng nặng như vậy mới có thể thay đổi được hiệu suất làm việc và rút ngắn thời gian chờ bốc hàng, những thứ mà con người không thể làm được.

Xem thêm >>>>>>>>> Xe tải 9 tấn

Việc bốc xếp các khối hàng có tính chất đặc trưng như vậy cần một không gian mặt thoáng đủ rộng để các thiết bị có thể lấy hàng dễ dàng. Điều kiện bốc xếp như vậy chúng ta không thể dùng xe tải thùng mui bạt hoặc xe tải thùng kín, những loại xe mà khoảng không gian phía trên bị che phủ rất kỹ và không thể tháo rời (xe tải thùng kín) hoặc rất mất thời gian để mở toàn bộ mui phủ bên trên như xe tải thùng mui bạt.

Xe thùng lửng là lựa chọn tối cho những sản phẩm có tính đặc thù cao như chúng ta vừa mới mô tả phía trên.

Giá xe tải thùng lửng so với các loại khác như thế nào?

xe-tai-thung-lung

Thùng lửng cao khoảng 0.6-0.8 m

Như chúng ta đã phân tích phía trên, xe thùng lửng không khác gì về mặt cấu hình so với các loại xe tải thùng khác, điểm khác biệt duy nhất nằm ở thùng xe. Thùng lửng so với thùng mui bạt và thùng kín sẽ có chiều cao thấp hơn, thông thường bửng thùng có chiều cao trung bình từ 720-780 mm. Vì vậy nguyên liệu để làm thùng lửng ít hơn và độ phức tạp trong gia cố thùng cũng đơn giản hơn so với các loại thùng chở hàng khác.

Giá thùng lửng chỉ bằng khoảng 50% so với các loại thùng bạt, thùng kín trên cùng một chiếc xe cơ sở, đây là điều bạn phải nhận thức rõ khi mua xe thùng lửng hoặc đóng thùng bên ngoài các cơ sở chuyên sản xuất thùng bệ.

Xe tải thùng lửng đăng kiểm như thế nào?

xe-tai-thung-lung

Xe thùng lửng thường chở thép cuộn, kính

Đối với một chiếc xe tải khi mua mới sẽ được cấp đầy đủ giấy tờ để tiến hành các thủ tục đăng ký, ra biển, đăng kiểm xe ô tô để lưu thông ngoài đường, vì vậy khi bạn mua xe mới sẽ hoàn toàn yên tâm về khả năng tham gia giao thông đường bộ theo quy định pháp luật. Chiều cao hạn chế tổng thể của xe thùng lửng khi có hàng là 4m, vì vậy bạn lưu ý chở hàng thì tổng chiều cao từ mặt đường đến điểm cao nhất không được vượt quá 4m.

Nếu sau khi sử dụng một thời gian, tối thiểu là 6 tháng, nếu bạn muốn chuyển đổi mục đích sử dụng cần cải tạo thùng, bạn có thể làm thủ tục hoán cải xe để thay đổi kiểu thùng từ thùng lửng sang các loại thùng khác hoặc thay đổi thành các loại xe chuyên dụng. Khi bạn không rành rẽ thủ tục hoán cải, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Hiện các loại xe tải thùng lửng cỡ nhỏ đang được sử dụng khá nhiều như xe Auman C160 là sản phẩm xe tải 9 tấn thường được dùng để chở các loại vật liệu sắt, thép cuộn nguyên khối, vừa chất lượng phù hợp và có giá cạnh tranh, thu hồi vốn nhanh.

Đăng bởi Admin