Quy định lắp thiết bị giám sát hành trình với xe ô tô tải được thực hiện theo nghị định 86/2014/NĐ-CP.  Tìm hiểu chi tiết tại đây.

Yêu cầu lắp thiết bị giám sát hành trình từ lâu đã trở thành quy định bắt buộc đối với các hãng xe taxi, xe vận tải hành khách. Nhưng đối xe vận tải hàng hóa, quy định lắp giám sát hành trình có phải là bắt buộc hay không? Hãy cùng chúng tôi làm rõ thông tin qua bài viết này.

Giám sát hành trình cung cấp thông tin gì về phương tiện?

thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh

Khi xe tải được gắn thiết bị GSHT, sẽ giúp chủ phương tiện biết vị trí của xe ở đâu trong bất kỳ thời gian nào, kể cả xe đang tắt máy.

Thiết bị GSHT được tích hợp 3 bộ phận chính gồm có GPS, Bộ phận 3G, bộ phận xử lý và thu thập dữ liệu.

Thiết bị giám sát hành trình kết nối trực tiếp với phần mềm định vị GPS, thông tin của thiết bị giám sát định vị gửi về đều được lưu trữ lại trên Server Data. Phần mềm giám sát xe trực tuyến sẽ xử lý những dữ liệu này và hiển thị cho người dùng thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet.

GSHT lắp trên ô tô phải là loại hợp chuẩn theo quy định (QCVN2014/BGTVT) để có thể đăng kiểm và cấp phù hiệu vận tải sau này.

Quy định nào yêu cầu các phương tiện phải lắp giám sát hành hành trình

thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh

Theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô . Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014, thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ.Trong đó có một số thay đổi về việc bắt buộc lắp thiết bị định vị giám sát hành trình cho xe kinh doanh vận tải như sau:

Điều 14. Thiết bị giám sát hành trình của xe

  1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
  2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
  3. a) Lưu giữ và truyền dẫn các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  4. b) Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra khi có yêu cầu.
  5. Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được thực hiện theo lộ trình sau đây:
  6. a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
  7. b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ10 tấn trở lên;
  8. c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
  9. d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Sau khi lắp thiết bị GSHT và tiến hành đăng kiểm, dữ liệu của xe tải sẽ được đồng bộ với Tổng cục đường bộ, cơ quan chức năng có quyền trích xuất dữ liệu khi có yêu cầu cần thiết.

Xe tải cũng cần được lắp thiết bị GSHT để đủ điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải và cấp phù hiệu xe tải.

thiet-bi-giam-sat-hanh-trinh

Tuy nhiên có một quy định ở điều 19 về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa quy định số lượng xe của một tổ chức đủ điều kiện cấp phù hiệu, cụ thể như sau:

Điều 19. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa

Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ; đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa trên hành trình có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 10 xe trở lên;

b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 05 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 03 xe trở lên.

Như vậy nếu muốn cấp phù hiệu vận tải thì số lượng xe phải đạt con số tối thiểu quy định này

Nếu là hộ cá thể chỉ có 01 xe thì không đủ điều kiện cấp phù hiệu vận tải theo quy định. Như vậy tính hợp lý của việc lắp thiết bị giám sát hành trình và cấp phù hiệu vận tải có những điểm còn chưa thống nhất khi mà các hộ kinh doanh cá thể phải nhờ các hợp tác xã có số lượng xe đủ lớn mới có thể đủ điều kiện được cấp phù hiệu tránh bị xử phạt.

Xem thêm >>>>>>> Xe tải Chenglong 9 tấn cabin M3

xe-tai-chenglong-9-tan

Xe tải 9 tấn Chenglong

Đăng bởi admin