Vạch kẻ đường trên đường bộ, đường cao tốc phân chia phần đường cho xe ô tô, xe cơ giới, xe thô sơ, bao gồm các loại ký hiệu vạch được liệt kê như sau.

Quy chuẩn 41: 2019 hiện là căn cứ cơ sở pháp lý chi tiết nhất quy định về các loại vạch kẻ đường dành cho xe ô tô, các loại mũi tên chỉ hướng, vạch phân chia làn đường một chiều, hai chiều, kết hợp với các loại biển báo hiệu, biển cấm mà người tham gia giao thông cần nắm rõ và cập nhật liên tục. Đặc biệt với người đi xe ô tô lại cần phải nhớ kỹ bởi mức phạt dành cho người lái và chủ phương tiện là rất cao.

quy-chuan-41-2019

Quy chuẩn 41:2019 là cơ sở pháp lý chi tiết quy định các loại vạch kẻ đường

Hiện nay công việc buôn bán, kinh doanh, du lịch…và việc sở hữu xe ô tô dễ dàng và nhiều hơn nên tần suất di chuyển của mỗi cá nhân, gia đình, tài xế trở nên cao hơn nhiều. Trong khi đó, nhiều người còn chưa rõ hiệu lực và cách hiểu các loại vạch kẻ đường đang được sử dụng thống nhất và tính pháp lý của nó, kết hợp với cách hiểu tốc độ tối đa, xin vượt với từng loại vạch phân chia làn đường sẽ được chúng tôi giải thích chi tiết dưới đây.

vach-ke-duong

Cơ sở pháp lý: Quy chuẩn 41 : 2019/BGTVT

Đây là bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Tổng cục đường bộ Việt Nam soạn, Bộ Khoa học công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31-12-2019 thay thế QCVN 41 : 2016/BGTVT.

Các nhóm vạch kẻ đường gồm có:

+ Vạch phân làn cùng chiều xe chạy có màu trắng

+ Vạch phân làn đường ngược chiều, nơi không có dải phân cách cứng có màu vàng

+ Các loại vạch chỉ dẫn, vạch cảnh báo…

1- Vạch 1.1 dọc đường phân chia 2 chiều xe chạy (vạch tim đường) dạng vạch đơn, đứt nét, màu vàng hoặc màu trắng. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn đường ngược chiều từ cả hai phía.

vach-1.1

vach-1.1

2- Vạch 1.2 dọc đường, phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền, màu vàng. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lần làn, không được đè vạch. Thường dùng ở các đoạn đường nhỏ hẹp, có khúc cua nguy hiểm…

vach-1.2

3- Vạch 1.3 dọc đường, phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đôi, nét liền, màu vàng. Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè vạch. Thường được dùng phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe…

vach-1.3

Trong trường hợp các vị trí cần thiết để cho xe cắt ngang qua thì sử dụng vạch đứt nét màu vàng.

4- Vạch 1.4 dọc đường, phân chia hai chiều xe chạy, dạng vạch đôi gồm vạch liền nét, một vạch đứt nét, màu vàng.

Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe trên đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch này sử dụng cho đường có 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều để đảm bảo an toàn.

vach-1.4

5- Vạch 1.5 là dạng vạch đôi, nét đứt, màu vàng, dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy, loại vạch này ít được ở sử dụng trong thực tế.

Nhóm các loại vạch kẻ đường phân chia các làn xe chạy cùng chiều:

1- Vạch 2.1 phân chia  các làn xe chạy cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét, màu trắng, cho phép xe được chuyển làn qua vạch 2.1

vach-2.1

2- Vạch 2.2 phân chia các làn xe chạy cùng chiều, vạch đơn, liền nét, màu trắng, dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác, xe không được lấn làn, không được đè vạch.

3- Vạch 2.3 giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên, thường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định , ví dụ thường gặp là xe bus (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo luật giao thông đường bộ.

Vạch giới hạn làm đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.

4- Vạch 2.4 phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét) màu trắng, dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè vạch.

Đây là các nhóm vạch là phân loại cơ bản nhất, thường gặp trên đường chúng ta di chuyển, ý nghĩa của từng loại cho biết công dụng và tính năng của nó. Các bạn tham gia giao thông khi đi xe máy, đặc biệt là đối với những người điều khiển ô tô cần phải nắm chắc hệ thống vạch phân làn đường cơ bản ở phía trên để tự tin đi trên đường an toàn, tuân thủ luật giao thông đường bộ.

Đối với lỗi đè vạch thì vạch vàng hay vạch trắng đều có mức xử lý giống nhau theo định mức phạt của lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường.

Tuy nhiên khi đè vạch kết hợp với biển báo phân làn, và khi thân xe ô tô sang hoàn toàn làn của phương tiện khác thì chắc chắn lúc này bạn đã bị phạt về lỗi sai làn đường rồi nhé.

Những điểm chú ý về các loại vạch kẻ đường

vach-ke-duong

Để thể hiện được toàn bộ cách phân loại và từng mẫu của các loại vạch này thì sẽ mất rất nhiều thời gian và sẽ gây ra sự rắc rối và nhầm lẫn cho các bạn, bởi theo kinh nghiệm di chuyển trên nhiều địa phương và các loại đường bộ, đường cao tốc thì chúng ta chỉ cần nắm được một số loại vạch cơ bản nhất thường gặp phía trên.

Kinh nghiệm và sự từng trải khi di chuyển nhiều sẽ giúp các bạn có thêm những bài học từ thực tế khi mà cơ quan chức năng phối hợp giữa biển báo phân làn, biển hạn chế tốc độ, khu vực đông dân cư với nhau thành một tổ hợp mà ở đó, kiến thức đơn thuần thôi sẽ chưa đủ mà cần phải có óc phân tích để tránh phạm luật và nộp phạt một cách đáng tiếc.

Đơn cử đưa ra ví dụ như sau: Xe ô tô con dưới 9 chỗ đang di chuyển vào khu vực có hạn chế tốc độ 50km/h, sau đó đến biển khu vực đông dân cư, đi qua ngã tư giao nhau có đèn tín hiệu, gặp biển hết khu vực đông dân cư, bạn yên tâm tăng tốc lên 70km/h, nhưng đi một đoạn nữa mới thấy biển hết hạn chế tốc độ 50km/h. Lúc này bạn đã bị phạt điều khiển xe chạy quá tốc độ 20km/h với khung phạt hành chính từ 4-6 triệu.

Có hai điểm mấu chốt về vạch kẻ đường đối với các vạch vàng hay vạch trắng mà chúng tôi tổng kết và lưu ý như sau:

  • Không đè vạch liền
  • Chỉ chuyển làn hoặc vượt ở những vị trí có vạch nét đứt

Bạn cần phải nắm các kiến thức về quy định tốc độ xe ô tô, còn nội dung về các loại biển báo, biển phân làn đường chúng tôi sẽ cập nhật trong các bài viết tiếp theo.